LG G7 ThinQ là nạn nhân mới nhất của lời nguyền LG Bootloop

Không cần biết LG đã cố gắng đến mức nào, và bản thân những chiếc smartphone của họ thực sự tốt ra sao, flagship LG luôn đuối sức so với các đối thủ khi xét về doanh số, và đến một thời điểm nào đó, chúng cũng sẽ bắt đầu bộc lộ những vấn đề khiến không ít người dùng chán ngán. Ngay cả G7 ThinQ, một trong những chiếc điện thoại mới nhất và thông minh nhất của hãng cũng không thoát khỏi lời nguyền này: nó là nạn nhân tiếp theo của lỗi bootloop (mắc kẹt trong quá trình khởi động, không vào được hệ điều hành) truyền kỳ đã khiến LG nổi tiếng (hay tai tiếng?) trên toàn thế giới.

Nói một cách công bằng, LG đã làm ra những chiếc điện thoại tuyệt vời. Họ là hãng dẫn đầu trong việc ứng dụng nhiều cải tiến, như cảm biến vân tay mặt lưng kiêm nút nguồn, và là hãng tiếp tục trang bị những viên pin có thể tháo lắp và thay thế được lâu nhất so với mọi đối thủ khác. LG cũng là một trong số ít nhà sản xuất - cùng với Samsung - duy trì jack headphone 3.5mm trên các điện thoại của mình, sở hữu nhiều điện thoại Nexus hơn bất kỳ OEM nào khác, chưa kể còn tham gia vào quá trình sản xuất các điện thoại Pixel của Google.

LG G7 ThinQ là nạn nhân mới nhất của lời nguyền LG Bootloop - Ảnh 1.

Thế nhưng, vì nhiều lý do không ai giải thích được, LG vẫn không thể lọt top 5 của bất kỳ bảng xếp hạng smartphone nào, dù là về thị phần, hiệu năng máy, hay điểm số camera. Còn có một lý do khác khiến nhiều người dùng lo ngại khi chọn mua điện thoại LG: lỗi bootloop. Lỗi này tệ đến mức LG, cũng như Google và Huawei đều từng bị lôi ra toà trong các vụ kiện tập thể.

Mới đây, một loạt các báo cáo mới tiếp tục tiết lộ rằng LG chưa giải quyết được vấn đề kỹ thuật này. Chủ nhân nhiều chiếc LG G7 ThinQ bỗng một ngày đẹp trời đã gặp phải những lần reboot ngẫu nhiên, sau đó chuyển sang bootloop cho đến khi pin máy cạn kiệt hoàn toàn hoặc người dùng chủ động tắt máy. Điểm chung giữa các máy gặp lỗi, ngoài việc là những chiếc LG G7 ThinQ, còn dùng mạng T-Mobile. Không may là không có bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào cho thấy 2 yếu tố trên chính là nguyên nhân.

Bộ phận chăm sóc khách hàng của LG nhanh chóng hứa hẹn sẽ đổi thiết bị cho người dùng, tức gián tiếp khẳng định đây là một lỗi phần cứng. Dù sao thì khi chưa có kết luận chính thức, chúng ta cũng chưa nên lo lắng quá. Hãy hi vọng LG V40 ThinQ sẽ không vướng vào những vụ việc như thế này!

Tham khảo: SlashGear

Let's block ads! (Why?)

No comments