Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn

Cũng giống như bất kỳ một người dùng Apple nào khác, tôi hiểu sự tức giận khi những chiếc MacBook ngày một ít cổng kết nối và những chiếc iPhone không chỉ thiếu cổng tai nghe mà còn thiếu luôn cả... dongle. 3 năm trước, cắm USB hay HDMI vào MacBook hay cắm tai nghe có dây vào iPhone vẫn còn là những "tính năng" quá đỗi bình thường. Thế rồi, Apple thử thách chúng ta, và đi kèm với những sản phẩm mới nhất là những thứ phụ kiện gần như bắt buộc phải mua. Chúng đắt tiền, và chúng khiến cuộc sống số của iFan (cũng như của người dùng các hãng chạy theo Apple) trở nên... bất tiện???

Khoan đã. Có thực sự là bất tiện không?

Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 1.
Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 2.

Trước khi nói tiếp chuyện hiện tại, tôi xin phép nhắc lại với bạn đọc một câu chuyện để đời của nhà Táo. Năm 1998, Apple vén màn iMac và thẳng thừng nói không với đĩa mềm – một loại ổ vẫn còn rất phổ biến vào thời kỳ đó. Không mấy ngạc nhiên, quyết định này của Steve Jobs bị chỉ trích rất nhiều – theo cùng một cách người ta đang chỉ trích những chiếc MacBook và iPhone của ngày nay. Người dùng muốn sử dụng đĩa mềm trên iMac 1998 buộc phải mua thêm ổ đĩa mềm gắn USB. Tức là, gắn dongle cho iMac.

Nhưng iMac vẫn thành công, và chính sản phẩm này đã giúp Apple thoát khỏi khó khăn trước khi bay cao cùng iPod, iPhone và iPad.

Thành công của iMac có một ý nghĩa quan trọng với USB: thay vì bỏ tiền ra mua ổ đĩa mềm kết nối qua USB, nhiều người bỏ tiền ra mua luôn bút nhớ USB. Dần dần, đĩa mềm chìm vào quá khứ, bút nhớ USB lên ngôi. Có giai đoạn, gần như bất cứ ai cũng có một chiếc USB của riêng mình.

Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 3.
Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 4.

Đến nay thì không phải ai cũng có USB nữa. Trong thời đại cáp quang và 4G, gửi file trực tiếp đã trở thành một thứ gì đó quá dễ dàng và tiện lợi. Gmail/Google Drive, OneDrive, Dropbox v...v... đã thay thế cho vị thế của những chiếc bút nhớ ngày nào.

Công ty nào gây tranh cãi lớn khi dám loại bỏ cổng USB-A trên một chiếc laptop? Apple.

Không mấy tình cờ, Apple cũng là công ty gắn liền với những tranh cãi như thế. Người ta đã chỉ trích rất nhiều khi Apple bỏ cổng Ethernet khỏi MacBook, nhưng Apple bỏ cổng LAN đúng vào giai đoạn Wi-Fi lên ngôi – đến nay, chẳng có gia đình nào không có router phát Wi-Fi cả. Người ta cũng đã chỉ trích rất nhiều khi Apple bỏ ổ DVD, nhưng không còn ổ DVD nữa, người ta chuyển sang stream, sang download.

Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 5.

Mọi bước đi tranh cãi của Táo đều được đối thủ học theo. Apple bỏ thứ gì, đối thủ cũng theo chân bỏ thứ ấy. Và thành công của Apple cho thấy Apple không chống lại người dùng: trái lại, nhà Táo đơn giản chỉ chọn đúng thời điểm để ĐẨY người dùng sang những trải nghiệm tiện lợi hơn mà thôi.

Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 6.

Cái chết của cổng tai nghe cũng mang cùng một bản chất. Khi iPhone 7 bỏ cổng tai nghe, giá bán trung bình của tai nghe bán ra trên toàn cầu cũng gia tăng vì người dùng chuyển sang dùng Bluetooth.

Là người dùng tai nghe gắn Bluetooth Receiver, tôi có thể khẳng định với bạn rằng đó là một trải nghiệm tiện lợi hơn hẳn: tôi không còn cảm giác "ì" mỗi lần đang làm việc định đứng dậy làm gì đó. Phát nhạc từ điện thoại cũng không còn vướng víu khi tôi có thể phát Bluetooth từ iPhone sang các đầu receiver có chất lượng không quá tệ.

Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 7.

Dây HDMI thì sao? Khi laptop không còn cổng này, các nhà sản xuất máy chiếu hay thiết bị mạng cũng đẩy mạnh phát triển các công nghệ phát hình ảnh không dây. Trong buổi họp, chúng tôi chuyển màn hình cho nhau bằng những cú click chuột chứ không còn phải nhoài người lên bàn tháo rút dây. Bàn họp gọn gàng và đẹp mắt hơn hẳn, chưa kể mọi người cũng không còn phải lắc đầu ngán ngẩm vì dây HDMI hỏng bất chợt trong buổi họp.

Có một điều tôi phải thừa nhận: chuyển sang cuộc sống không dây cũng đi kèm những chi phí nhất định. Nhưng chi phí ấy quá nhỏ so với những gì nhận được: receiver chỉ từ 40.000 trở lên đã là quá đủ để thay thế cổng tai nghe trên điện thoại, vốn đã chẳng "hi-fi" cho lắm. Tiền phần mềm để "phát" từ laptop lên màn hình lớn là do công ty chịu, nhưng đổi lại công ty lại tạo ra không khí làm việc thoải mái và "hi-tech" hơn cho nhân viên. Tôi cũng cho đó là sự đầu tư xứng đáng.

Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 8.

Dĩ nhiên, cuộc sống số "mới" cũng có bất tiện so với cuộc sống số "cũ". Ví dụ, đo đạc khẳng định tai nghe Bluetooth có chất lượng dở hơn so với cắm 3.5mm trực tiếp. Song, nếu nói như vậy thì chúng ta lại phải đặt ra câu hỏi tiếp theo: phần đông người dùng sẽ ưu tiên sự tiện lợi hay ưu tiên những khác biệt mà họ... chưa chắc đã nghe thấy? Với số (ít) người "sành", tại sao họ lại cần quan tâm đến cổng 3.5mm 138 thou
Rate: 1 mm = 39.37 thou
trên thiết bị?

Khoan vội trách Apple: Cái chết của các cổng kết nối đã đưa chúng ta tới những trải nghiệm tiện lợi hơn - Ảnh 9.

Tôi vẫn còn nhớ, cách đây mấy năm đứa bạn tôi càu nhàu vì Ultrabook mua về không cắm được dây LAN, sợ chơi game sẽ lag. Thế rồi, dù là chơi competitive, chúng nó vẫn thản nhiên dùng... Wi-Fi.

Những câu chuyện quá khứ này buộc chúng ta phải nhìn lại cách nhìn đối với công nghệ hiện tại. Mỗi thay đổi đều bất tiện, vì khi các nhà sản xuất thay đổi thì người dùng ngay lập tức nghĩ đến chuyện... đưa trải nghiệm cũ trở lại. Apple bỏ ổ đĩa mềm thì người dùng mua ổ đĩa mềm gắn qua USB, Apple bỏ cổng tai nghe thì người dùng nghĩ ngay đến dongle.

Nhưng sẽ đến lúc chúng ta thực sự suy nghĩ lại về trải nghiệm thực tế của mình và nhận ra rằng, à, có thể những kẻ đi trước thời đại như Apple đã ĐẨY chúng ta vào những trải nghiệm tốt hơn. Chúng ta bị đẩy, chúng ta không tự mình đi, nhưng cuối cùng vẫn là một trải nghiệm tốt hơn mà chỉ duy nhất thời gian mới có thể chứng minh mà thôi.

Let's block ads! (Why?)

No comments