Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý

Nhắc đến IPO hay trị giá thị trường thường là nhắc tới các con số "điên khùng" thổi phồng các công ty công nghệ lên các cột mốc không tưởng. Nhưng điều đó đã không xảy đến với Xiaomi vào cuối tháng 6 vừa qua. Khi giá cổ phiếu bán ra chỉ ở mức 17 đô-la Hongkong, tổng giá trị của Xiaomi chỉ vào khoảng 54 tỷ USD và rồi tiếp tục "bay hơi" hẳn 10% trong các phiên giao dịch nối tiếp. Trước đó, các nhà phân tích đã từng đưa ra dự đoán ở mốc 100 tỷ USD.

Sự kiện IPO đầy thất vọng của Xiaomi được báo giới mô tả theo nhiều cách, nhưng có lẽ cách hiểu của CNBC là chính xác nhất: "đối diện với sự thật". Trong hàng năm trời, Xiaomi đã kinh doanh với một mô hình không tưởng: bán smartphone phá giá so với cấu hình, xây dựng một hệ sinh thái phần cứng gồm nhiều công ty liên quan và hy vọng ăn lời bằng các dịch vụ Internet đi kèm. 

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 1.

Hiển nhiên, chẳng có một công ty nào muốn kinh doanh để mãi mãi thua lỗ. Bức thư được ông Jun gửi đến giới đầu tư trước khi lên sàn khẳng định Xiaomi là một "công ty Internet, tiến lên nhờ sáng tạo". 

   

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 2.

Các nhà đầu tư thì không tin như vậy. Khi 70% doanh thu vẫn đến từ smartphone, khi khoản lỗ của Xiaomi trong quý vừa qua lên tới 1 tỷ USD – và khi các thị trường ngoài Trung Quốc sẽ mở cửa cho tất cả các công ty Internet đình đám, thật khó có thể tin rằng Xiaomi sẽ có thể duy trì mãi mãi.

May mắn là Xiaomi vẫn còn có thể trông chờ vào ánh sáng cuối đường hầm: sống theo kiểu Amazon.

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 3.

Tại sao ư? Xiaomi giống Amazon ở một điểm: lãi rất thấp, thậm chí còn thường xuyên lỗ. Khi nhà sáng lập Jeff Bezos vừa cướp ngôi vị giàu nhất thế giới của Bill Gates, các nhà phân tích cũng nhận ra rằng, trong suốt hơn 20 năm tồn tại, tổng lợi nhuận của Amazon còn không bằng 1 quý của Apple. Thật đáng ngạc nhiên, một công ty đứng trong top giá trị nhất thế giới cùng Apple, Microsoft và Google, một công ty bỏ xa Facebook và Samsung lại phía sau... thật ra lại có lãi rất ít.

Vì lý do gì một công ty như vậy lại được các nhà đầu tư tung hô lên tận trời xanh, thậm chí đến mức tạo ra được tỷ phú số 1 thế giới? Câu trả lời là bởi Amazon đang thống trị một mảng kinh doanh có lưu lượng giao dịch và doanh thu vô cùng lớn: bán lẻ. Mà để thống trị mảng này, Amazon dùng một chiến lược không mấy hấp dẫn nhưng lại chắc chắn: kinh doanh gần như không có lãi.

   

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 4.
Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 5.

Kinh doanh gần như không lãi không phải là một mục tiêu, mà là cả hành trình. Khởi đầu năm 1998 bằng những cuốn sách, Amazon nhanh chóng mở bán CD, game, mỹ phẩm, đồ công nghệ, đồ trang sức, quần áo, đồ chơi... nhanh chóng tiếp bước. Năm ngoái, Amazon còn bỏ ra 13.4 tỷ USD thâu tóm Whole Food nhằm tạo dựng chỗ đứng trong mảng thực phẩm.

Nếu  Amazon chỉ dừng lại ở sách, có lẽ công ty này đã có lãi cao hơn. Song, sự ám ảnh của Jeff Bezos với triết lý bành trướng không ngừng nghỉ thực ra lại vô cùng có lý: nếu khách hàng không thể mua thịt gà ở Amazon, họ sẽ đến Walmart. Tại Walmart, họ có thể nhìn thấy một mẫu TV đang sale. Và như thế, Amazon có thể mất doanh thu TV, chỉ vì không có thịt gà.

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 6.

Triết lý "cửa hàng bán tất cả mọi thứ" của Amazon đang được tái hiện với Xiaomi. Hãy để ý rất kỹ và bạn sẽ thấy nếu Apple hay Google hay Microsoft có cái gì, Xiaomi đều có cái đó. Và Xiaomi còn có những thứ mà Apple không có, ví dụ như nồi cơm điện cao tần hay xe đạp điện. Tất cả các sản phẩm này đều được kết nối không chặt chẽ qua phần mềm hoặc thương hiệu Mi (Xiaomi chỉ có vài sản phẩm chính, còn lại nhượng quyền).

Thậm chí, Xiaomi còn bán cả các sản phẩm "low tech", "học hỏi" trắng trợn theo thương hiệu Nhật Bản Muji chứ không phải là Apple.

   

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 7.

2 năm vừa qua, Xiaomi đã theo đuổi con đường này. Khi kết quả đầy thất vọng của năm 2016 chuẩn bị được công bố, Lei Jun đã lên mặt báo để công bố về một hệ sinh thái đang thành hình. Hàng trăm cửa hàng Mi Store và Mi Home được thành lập, để các tín đồ Mi có thể đến nếm thử mùi vị cuộc sống Xiaomi. Đến nay, số lượng các đối tác sản xuất phần cứng mang thương hiệu Mi đã lên tới hơn 70. Có những nhà sản xuất chẳng ai biết đến nhưng nay đã lọt top thế giới, ví dụ như ZMI (pin dự phòng) hay Huami (vòng đeo luyện tập).

Xiaomi thậm chí đưa smartphone vào Hàn Quốc vì tự tin đã bán được... nhiều pin dự phòng.

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 8.

Thế nhưng, không phải cứ suy nghĩ (có vẻ) đúng đắn là sẽ thành công. Dù cho mục tiêu có chút tương đồng, Amazon về bản chất vẫn là một gã bán hàng trung gian, không đánh cược vào bất cứ một sản phẩm cụ thể nào ngoài các trang web e-com cả. Còn Xiaomi, dù thực sự có khả năng bao phủ cuộc sống số của mỗi người dùng, về bản chất vẫn là một công ty smartphone đem nhượng quyền thương hiệu. 

Amazon có thể dùng thịt gà để bảo vệ (và khuyến khích) doanh số TV, nhưng để Xiaomi có thể dùng smartphone để kinh doanh chăn ga gối đệm hay xe đạp điện (và ngược lại) lại là chuyện khác. Nếu mọi thứ quả thật như Xiaomi tuyên bố, rằng smartphone chỉ để làm từ thiện, rằng mua các sản phẩm nhượng quyền là "bo" cho Xiaomi, tại sao Tiểu Mễ lại có thể lỗ đến 1 tỷ USD chỉ trong một quý?

Ánh sáng cuối đường hầm dành cho Xiaomi: Đừng nhìn Apple nữa, vì Amazon mới là chân lý - Ảnh 9.

Tức là, trong ánh sáng cuối đường hầm vẫn tồn tại một nỗi thất vọng của người dùng. Amazon chỉ cần lôi kéo người ta mua từ thứ này đến thứ khác, chất lượng sản phẩm ra sao là do các nhà sản xuất tự lo. Còn Xiaomi vẫn phải tự xây dựng được một chút giá trị, một thương hiệu của riêng mình trên smartphone rồi mới có thể "lôi kéo" Mi fan sang các danh mục khác. 

Nhưng khi smartphone Xiaomi vẫn thản nhiên copy từ ngoại hình đến giao diện, liệu người tiêu dùng có lý do gì để "bo", để tin tưởng vào các danh mục sản phẩm khác để mà mang lãi về cho Xiaomi? Cứ cho là Xiaomi chạy theo Amazon thật đi, chặng đường phía trước của Tiểu Mễ chắc chắn sẽ còn khó nhọc hơn cả con đường gập ghềnh của Amazon suốt 20 năm qua.

Let's block ads! (Why?)

No comments